Ngay cả khi đã sử dụng Google Analytics, chúng ta cũng cần check Google Webmaster Toolshàng ngày. Google Analytics là công cụ giám sát và phân tích website, cung cấp những số liệu thống kê truy cập website, giúp webmaster phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng… Trong khi đó, GMT cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap… Sự khác biệt là Analytics cho phép thu thập dữ liệu về đối tượng hiện tại của website, trong khi Webmaster Tools sẽ giúp các Webmaster hình thành các chiến dịch chiến lược để mang lại triển vọng thu hút đối tượng mới.
GWT có thể cung cấp các thông tin như dữ liệu xếp hạng từ khóa, xu hướng lưu lượng truy cập dựa trên nội dung, từ khóa của website, và thậm chí các thống kê Google Tác Quyền. Người dùng có thể dễ dàng tải dữ liệu và vận dụng nó để phân tích xu hướng.
Để bắt đầu sử dụng GWT, webmaster cần một vài thao tác xác minh đơn giản là chủ trang web đó, và thậm chí còn dễ dàng hơn nếu đã sử dụng Google Analytics hoặc được xác minh “đồng ý” bởi GoDaddy.
Khi đã được xác minh, hãy đăng nhập và bắt đầu khám phá dữ liệu phong phú đang chờ đợi.
1. Truy vấn tìm kiếm
Phần Truy vấn tìm kiếm cho webmaster biết xếp hạng trung bình của từ khóa tại thời điểm hiện tại, cũng như số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của mỗi từ khóa khi tìm kiếm.
Nếu bạn đang tìm kiếm các xu hướng, chọn chế độ "With change" để xem chiến dịch SEO đang hoạt động như thế nào:
Phân tích những thay đổi trong truy vấn tìm kiếm (Search Queries) để xem được những từ khóa nào nên đầu tư vào, hoặc để theo dõi những nỗ lực nhất định cho một nhóm từ khóa đang ảnh hưởng đến thứ hạng và CTR như thế nào.
2. Lưu lượng truy cập
Google Webmaster Tools không chỉ cho biết vị trí trung bình của các từ khóa cho các truy vấn tìm kiếm đưa người dùng đến trang web của bạn, mà còn cung cấp vị trí xếp hạng trung bình cho từng trang trên website, bao gồm cả các bài viết blog. Điều này cho phép chúng ta xác định một số điểm có giá trị sau:
- Nội dung nào đang được xếp hạng tốt nhất và tệ nhất
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cho mỗi trang nội dung
- Nội dung nào đang có CTR tốt, nhưng xếp hạng thấp
Từ những thông tin trên, webmaster có thể điều chỉnh thẻ meta description trên những trang nội dung được xếp hạng cao để có CTR tốt hơn, và tập trung vào xây dựng liên kết cho những phần nội dung có CTR cao mà chưa có xếp hạng tốt, để tăng vị trí xếp hạng của nó trong kết quả tìm kiếm.
Những dữ liệu trên có giá trị rất lớn trong việc xác định nội dung hoặc đối tượng nào đang có lưu lượng truy cập nhiều nhất và xếp hạng tốt nhất trong công cụ tìm kiếm. Ví dụ, nếu blog video hoặc các bài phỏng vấn luôn nhận được lưu lượng truy cập nhất, hãy điều chỉnh chiến lược nội dung của bạn để tập trung nhiều hơn vào đó.
Nếu tiêu đề bài blog gây tranh cãi hoặc được sự chú ý, khiến cho lượng hiển thị và CTR cao hơn, hãy tập trung khai thác thêm những nội dung như thế.
3. Phân tích từ khóa
Khi tối ưu hóa cho các từ khóa cụ thể (mà thường bao gồm từ khóa chuyên ngành, liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ), hãy xem truy vấn tìm kiếm theo từng từ khóa để biết được các trang nào trên website của bạn được xếp hạng cao nhất cho từ khoá đó. Để xem dữ liệu này, chỉ cần click vào bảng “Truy vấn tìm kiếm” (Search Queries).
Sau đó, các webmaster hãy tiếp tục làm SEO on-page để tối ưu hóa cho các trang này, và chọn lựa những trang nội dung chiến lược để tập trung trên hết.
Google Webmaster Tools cũng cung cấp các số liệu từ khóa cho các trang có lưu lượng truy cập cao nhất trong mỗi website.
Hãy căn cứ các từ khóa cho trang truy cập nhiều nhất và sử dụng chúng trong các chiến dịch nội dung hoặc liên kết xây dựng mới. Ngoài ra, hãy chắc chắn trang thực sự có tất cả các top keywords mà Google Webmaster Tools báo cáo.
4. Thống kê tác giả
Google Webmaster Tools còn có thể cung cấp dữ liệu tuyệt vời, vượt ra ngoài trang web, nhờ vào Google Tác Quyền (Google Authorship). Trong phần Labs, bạn có thể xem thống kê Tác giả để xác định các số liệu thống kê tìm kiếm cho các bài viết bên ngoài của tác giả đó.
Cách này nhằm xác định các bài viết nào của mỗi tác giả đang nhận được lượt xem nhiều nhất, cũng như vị trí của chúng trong kết quả tìm kiếm và CTR. Từ đó, tác giả sẽ nảy sinh thêm những ý tưởng cho nội dung bổ sung cho trang web của mình.
5. Tốc độ tải trang
Tốc độ trang web đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google. Có bằng chứng cho thấy Hummingbird - Thuật toán mới nhất của Google tiếp tục ưu tiên tốc độ trang web, đặc biệt là khi truy cập từ thiết bị di động, đó là dấu hiệu mạnh mẽ trong hướng tương lai của Google liên quan đến tầm quan trọng của tốc độ trang web.
Vào ngày 16 tháng 8, 2013, chiến lược gia SEO và web Matt Storms tiết lộ trên Google+ rằng Google Webmaster Tools cho phép người dùng theo dõi GoogleBot. Đây là một cập nhật tuyệt vời nhằm giúp người dùng có thể thử nghiệm tốc độ tại một trang, và nhận được số liệu trực tiếp Để làm điều này, hãy chọn "Crawl" và chọn "Fetch as Google." Sau đó, nhập URL cần thử nghiệm và bấm vào "Fetch”, Google sẽ hiển thị tốc độ tải trang đó.