Session là một trong những chỉ số quan trọng của Google Analytics vì nhiều đặc điểm, thuật toán, tính năng trong Google Analytics phụ thuộc vào cách tính của session. Nếu bạn muốn phân tích tốt các báo cáo từ Google Analytics thì cần biết chính xác ý nghĩa của chỉ số này. Dưới đây là những thông tin tổng quan về Session.
Session trong Google Analytic là gì?
Session (Phiên truy cập) là một chuỗi hành động của người dùng tương tác trên website trong một khung thời gian cụ thể.Một người dùng khi truy cập vào website được gọi là một session. Trong một session người dùng có thể thực hiện rất nhiều tương tác trên website như xem trang, nhấp chuột, mua sản phẩm, điền biểu mẫu,…
Cách tính Session trong Google Analytic?
Session sẽ được tính khi người dùng truy cập vào website. Một session được Google Analytic tính khi người dùng bắt đầu truy cập website và kết thúc sau 30 phút nếu không tương tác nào xảy ra.
Khi nào một Session trong Google Analytics kết thúc?
1. Sau 30 phút không hoạt động
- Session kết thúc khi người dùng không có bất kỳ tương tác nào trên website trong 30 phút kể từ tương tác cuối cùng.
Ví dụ: Khi người dùng truy cập website lúc 14:00 nhưng trong 30 phút người dùng không có tương tác nào như nhấp chuột, đăng nhập,… trên website thì session sẽ kết thúc và lúc 14:30. Nếu 14:32 người dùng bắt đầu tương tác trở lại thì Google Analytic sẽ tính là một session mới.
Session trong Google Analytic là gì?
- Sau khi truy cập website (trong 30 phút) người dùng có những tương tác khác thì khi đó thời gian kết thúc session sẽ được cộng thêm 30 phút kể từ tương tác cuối cùng.
Ví dụ: Người dùng truy cập website lúc 14:00 thì thời gian kết thúc session là 14:30 nhưng lúc 14:02 người dùng nhấp vào một vị trí bất kỳ trên trang này thì thời gian kết thúc session sẽ là 14:32 – Nếu người dùng tiếp tục tương tác thì thời gian sẽ được cộng thêm 30 phút như ví dụ trên.
Xem mô tả ở hình bên dưới:
Cách tính Session trong Google Analytics
Trong 30 phút mặc dù website vẫn đang được mở nhưng không có bất kỳ tương tác nào thì session vẫn kết thúc.
2. Một ngày mới bắt đầu (12:00AM)
Khi người dùng truy cập website gần 12h sáng thì session của ngày hôm trước sẽ tự động chấm dứt và khởi động session mới bắt đầu từ lúc 12h sáng hôm sau.
Ví dụ: Người dùng truy cập website chidoanh.com lúc 11:57 tối ngày 15 tháng 10 năm 2018 và thoát khỏi website lúc 12:10 sáng ngày 16 tháng 10 năm 2018 thì session đầu tiên kết thúc 11:59 tối (Không phải 30 phút như quy định) và session thứ 2 sẽ bắt đầu lúc 12h sáng. Trong trường hợp này nếu người dùng truy cập chỉ trong vòng 3 phút thì vẫn tính là một session và Google Analytic tính session trong thời gian tiếp theo là một session mới.
3. Chiến dịch thay đổi
Người dùng truy cập website từ nhiều nguồn khác nhau như Facebook, Google, Email,… vì vậy mỗi khi nguồn chiến dịch của người dùng thay đổi thì Google Analytics sẽ lại mở một session mới.
Ví dụ: Đầu tiên người dùng truy cập website của bạn thông qua nguồn tìm kiếm tự nhiên với từ khóa “Session là gì” nhưng sau đó người dùng tiếp tục truy cập vào bằng nguồn tìm kiếm trả phí với cùng một từ khóa thì lúc này Google Analytics sẽ được tính là 2 session vì nguồn tìm kiếm của người dùng thay đổi.
Cách tính Session Google Analytics
Lưu ý : Session hiện tại vẫn đang mở (Chưa đầy 30 phút), nếu nguồn chiến dịch khác thay đổi giữa session, thì phiên đầu tiên sẽ bị đóng và phiên mới sẽ mở ra.
4. Session cũng sẽ kết thúc khi:
- Người dùng đóng trình duyệt website.
- Người dùng truy cập sang một tên miền khác (Không quay lại trang trong vòng 30 phút).
5. Session sẽ được tạo mới nhưng không chấm dứt session cũ khi:
- Người dùng truy cập website qua tab ẩn danh.
- Người dùng truy cập website thông qua thêm một trình duyệt khác như Google Chrome, Internet Explorer.
Ý nghĩa của chỉ số Session trong Google Analytics
Session giúp bạn biết được tổng số lần người dùng tương tác với website. Nếu session tăng, giảm thì bạn có thể nhận biết được nguyên nhân của sự tăng giảm đột biến đó.
Ngoài ra, việc so sánh session theo tuần, tháng sẽ giúp bạn có những điều chỉnh hợp lý trên website của mình.
Ví dụ: Khi so sánh session theo tuần bạn biết được rằng nguồn Facebook có lượng session nhiều nhất, từ đó bạn có thể có chiến lược tối ưu nguồn Facebook nhiều hơn để gia tăng lượng truy cập.