301 redirect và Canonical - hai phương pháp quản lý chuyển hướng cho website, không còn xa lạ với những người làm SEO và webmaster, nhưng 2 phương pháp này có xu hướng tạo ra sự nhầm lẫn và luôn khuấy lên nhiều tranh luận về việc sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ phân tích cách sử dụng hai phương pháp một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện SEO để khắc phục những vấn đề trùng lặp nội dung, duy trì thứ hạng, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Google cung cấp một số hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo rằng tất cả người dùng biết làm thế nào để quản lý chuyển hướng.
301 Redirect : Trang này không còn tồn tại hoặc đã chuyển hẳn qua trang mới. Google sẽ bỏ qua trang này để index trang mới.
Canonical : Nội dung này mang nhiều phiên bản, Google chỉ index phiên bản chính cần nằm trong thẻ Canonical
Canonical : Nội dung này mang nhiều phiên bản, Google chỉ index phiên bản chính cần nằm trong thẻ Canonical
Phân tích hai khái niệm
Trạng thái 301 là sự chuyển hướng vĩnh viễn một trang. Bằng cách sử dụng 301, trang đó sẽ giữ nguyên được những chỉ số cũng như xếp hạng ban đầu cho trang đang chuyển hướng đến. Chuyển hướng 301 cho người dùng cũng như công cụ tìm kiếm biết trang ban đầu không còn phù hợp, do đó, những thông tin cập nhật sẽ được tìm thấy trên trang mới.
1. Chuyển hướng 301
Vấn đề thường gặp với 301
Đầu tiên, người dùng gặp vấn đề không thực hiện được chuyển hướng 301. Lý do là bạn không được truy cập FTP, hoặc do những người thiết kế website không cấp quyền. Dù bằng cách nào, nếu không có thao tác phía máy chủ, chuyển hướng 301 redirect không thể thực hiện được.
Một nhược điểm nữa của 301 redirect là đôi khi mất thời gian cho các công cụ tìm kiếm để chuyển hướng đến trang mới với dữ liệu tìm kiếm của trang ban đầu. Điều này phụ thuộc tất cả vào mức độ thường xuyên cập nhật trên trang mới, mức độ crawl thường xuyên vào trang cũ. Sự chậm trễ trong quá trình chuyển hướng này cho thấy bạn không nên quá dựa vào 301 trong các chiến lược SEOngắn hạn hoặc vào phút cuối.
Cuối cùng, vấn đề phổ biến nhất là 301 được sử dụng không chính xác. Rất phổ biến, webmaster có thể thiết kế website hoàn toàn mới, sau đó sử dụng 301 để redirect tất cả trang ban đầu đến trang chủ mới. Đây không phải là mục đích chuyển hướng 301. Cách tiếp cận này sẽ làm suy yếu mối liên hệ của bất kỳ traffic tìm kiếm nào, dẫn đến một tỷ lệ truy cập quá cao. Nhưng đừng để những vấn đề này làm bạn lúng túng. Phương pháp chuyển hướng 301 vẫn là sự lựa chọn rất tốt trong SEO để chuyển hướng trang vĩnh viễn trong hầu hết các trường hợp.
Khi nào sử dụng 301
- Như mặc định - đây là phương pháp được SEO khuyên dùng
- Trang được di chuyển hoàn toàn hoặc thay thế
- Tên miền được chuyển vĩnh viễn (mua lại, đặt lại thương hiệu, vv)
- Trang bị lỗi 404 hoặc nội dung đã cũ
2. Thuộc tính rel=”canonical”
Thuộc tính rel = "canonical" lại là một khái niệm hoàn toàn khác. Không phải là công cụ dẫn dắt người dùng đến một trang mới hơn hoặc liên quan như họ nghĩ, thẻ rel = "canonical" đơn thuần là một công cụ hoàn toàn phục vụ lợi ích cho công cụ tìm kiếm.
Thường xuyên xảy ra những tình huống mà bạn có một hoặc nhiều trang chứa nội dung tương tự hoặc giống hệt nhau. Chúng ta đều biết rằng nội dung trùng lặp là không ổn, đó là lúc phải sử dụng thẻ rel = "canonical". Nói đơn giản, giả sử bạn quản lý hai trang(hoặc nhiều hơn) cùng cung cấp một loạt các sản phẩm. Một trang liệt kê chúng theo thứ tự abc và trang kia liệt kê bởi giá. Chúng chứa cùng một nội dung, nhưng URL khác nhau. Nếu bạn để lại cả trang, Google sẽ ghi nhận cả hai, nhưng chỉ chọn cái nào nó tin là phù hợp nhất, sau đó lọc lại để hiển thị trang nào xuất hiện trên SERPs.
Bằng cách đặt rel = "canonical" trên trang liệt kê theo thứ tự abc, người làm SEO thông báo cho công cụ tìm kiếm biết trang liệt kê theo giá là trang quan trọng. Công cụ tìm kiếm sẽ hiểu bạn ý thức được việc nội dung trên hai trang này là rất giống nhau và rằng trang liệt kê theo giá là trang quan trọng nhất mà bạn muốn khách hàng được chuyển hướng tới.
Về việc PageRank có thể bị mất từ việc chuyển hướng canonical, Cutts cũng nói thêm rằng "đó thực sự không phải là sự khác biệt lớn" giữa 301 với canonical. Điều này nghĩa là cả 301 lẫn canonical sẽ làm mất "chỉ một chút nhỏ không đáng kể" lượng xếp hạng/ sự tin tưởng từ người dùng. Để củng cố vấn đề này trong quá trình SEO, Google Webmaster Central Blog thông báo "ngoài URL, PageRank hay các tín hiệu liên quan cũng được chuyển."
Vấn đề thường gặp với Canonical
Như với chuyển hướng 301, rel = "canonical" cũng gặp một số hạn chế:
Đầu tiên, đây chỉ là một gợi ý. Mặc dù công cụ tìm kiếm tuyên bố rằng họ luôn chú ý tới thẻ rel = "canonical", họ không bắt buộc phải follow thẻ này. Điều này nghĩa là trong một số trường hợp trang 'bản sao' vẫn có thể được hiển thị trước trang chính.
Thêm nữa, vấn đề lớn nhất với rel = "canonical" là thẻ này thường bị sử dụng sai. Sự lạm dụng phổ biến nhất của thẻ là khi nó được thực hiện trên các trang mà không bao gồm( hoặc chỉ 1 ít) nội dung trùng lặp. Trừ khi trang chứa đáng kể nội dung trùng lặp, rel = "canonical" không nên được sử dụng.
Một sự lạm dụng phổ biến nữa của thẻ xảy ra với trang liên quan. Ví dụ, bạn viết một bài đăng blog dài trên website và bạn đã quyết định chia vào năm phần. Mỗi phần là một trang riêng biệt với URL riêng. Mỗi trang chứa một thẻ rel = "canonical" trỏ về trang đầu tiên. Mặc dù ý định là như vậy, sử dụng rel = "canonical" cho công cụ tìm kiếm biết nội dung trên mỗi trang này là gần như giống hệt nhau và bạn muốn nó luôn luôn hiển thị trang đầu tiên trong SERPs.
Bằng cách sử dụng thẻ rel = "canonical", bạn sẽ làm cho trang 2-5 không bao giờ được hiển thị trong SERPs, ngay cả khi chúng có mức độ liên quan cao hoặc được tìm kiếm riêng. Trong trường hợp này, người làm SEO nên sử dụng phân trang với thẻ Rel = "next" hay Rel = "Prev".
Khi nào sử dụng Canonical
- Khi 301 redirect không thể được thực hiện, hoặc mất quá nhiều thời gian để thực hiện
- Nội dung trùng lặp nhưng muốn giữ cả hai trang
- Cùng 1 trang có nhiều URL động
- Vấn đề source code (domain/page/index.html so với tên domain/page/ cho cùng một trang) có thể dùng canonical
- Cân nhắc việc cross-domain khi các website tương tự nhau, nhưng đều cần giữ lại