Những yếu tố cần quan tâm khi tối ưu on-page
HTML Head Tags (Thẻ HTML)
Meta Title: Một trong những yếu tố của việc làm SEO on-page, title phục vụ cho SEO tốt khi chứa từ khóa chính của trang.
Meta Description: Là thẻ meta quan trọng, description viết hấp dẫn sẽ làm tăng tỉ lệ click chuột của người tìm kiếm, do đó lưu lượng truy cập website sẽ tăng lên đáng kể.
Meta Keywords: Yahoo! là công cụ tìm kiếm duy nhất sử dụng thẻ meta keywords, do đó nó ít hữu dụng.
Meta Robots: thẻ này không cần thiết, tuy nhiên trong một số trưởng hợp cụ thể nó vẫn rất hữu dụng.
Rel=”Canonical” : dùng để tránh việc trùng lập nội dung. Nếu bị trùng lập nội dung hãy sử dụng thẻ này để tránh việc bị Google đánh giá thấp nội dung trang
Những thẻ meta khác: những thẻ meta khác đa phần không cần thiết cho SEO.
URL
Độ dài: URL ngắn gọn sẽ tốt cho SEO, chia sẻ link.
Vị trí từ khóa: từ khóa chính của trang nên đặt càng gần root domain càng tốt. Thí dụ site.com/keyword luôn luôn tốt hơn site.com/folder/subfolder/keyword.
Tách chữ: dấu gạch ngang vẫn là chuẩn mực dùng để ngăn cách các từ trong URL. Lưu ý rằng không nên sử dụng dấu gạch ngang cho tên miền gốc. Ví du: ko nên đặt url domain là www.chi-doanh.com thay vì www.chidoanh.com
Body Tags
Số lần lập lại từ khóa: Chúng ta không thể xác định chính xác điều này, do đó nên có quy tắc để làm cho chúng đơn giản hơn - "2-3 từ khóa cho nội dung ngắn, 4 - 6 từ khóa cho nội dung dài".
Mật độ từ khóa: cho dù mật độ từ khóa tràn ngập website cũng chưa chắc chúng giúp website tăng thứ hạn ngược lại có thể bị Google phạt bởi thuật toán Panda. Do đó nên cẩn thận để tránh việc nhồi nhét từ khóa
Tiêu đề H1: Các thẻ H1 từ lâu đã có vai trò quan trọng trong SEO on-page trong website đặc biệt là khi sử dụng chúng để làm tiêu đề.
H2/H3/H4/Hx: Các thẻ này không quan trọng như H1 và cũng it giá trị cho SEO.
Thẻ ALT: thẻ ALT tương quan khá mạnh mẽ với thứ hạng cao. Vì vậy nên sử dụng thẻ này cho hình ảnh hay hình minh họa.
Tên ảnh: Đặt tên cho ảnh cũng là một yếu tố thu hút công cụ tìm kiếm đến site. Khi đặt tên ảnh nên sử dụng từ khóa liên quan đến từ khóa chính sẽ giúp làm tăng thứ hạng của site.
Tô đậm/in nghiêng: Là một cách tốt để bạn nhấn mạnh những từ khóa mà bạn muốn khách hàng để ý tới khi dọc nội dung.
Internal link và vị trí trong kiến trúc trang
Internal linnk là một yêu tố không kèm phần quan trọng trong việc làm SEO on-page. Internal link giúp liên kêt đến các trang liên quan với từ khóa đi kèm. Điều này giúp người xem có thể đi lòng quanh trong site để đọc bài đồng thời Bot có thể đi sâu vào website
Tỷ lệ Liên kết nội bộ - một trang càng nhiều liên kết nội bộ đến sẽ càng dễ đạt thứ hạng cao hơn.
Liên kết trong nội dung và liên kết hướng dẫn: Liên kết hướng dẫn là những liên kết trên hệ thống menu trang. Google thừa khả năng để biết rằng liên kết trong nội dung hay liên kết hướng dẫn. Do đó đừng nên lạm dụng vào liên kết hướng dẫn để tăng internal link
Địa chỉ liên kết trong sidebar và Footers – Cấu link dạng này hiện tại được dem là vô nghĩa Nếu đặt nhiều anchor text ở footer có thể bị thuật toán penguin phạt ( thường thấy ở những website trao đổi và mua bán liên kết)
Cấu trúc trang
Vị trí từ khóa: Từ khóa quan trọng nên đặt trong nhửng đoạn đầu trong nội dung( khoản 50-100 từ đầu tiên). Công cụ tìm kiếm ưu tiên cho việc xuất hiện từ khóa sớm.
Cấu trúc nội dung: nôi dung nên được viết một cách tự nhiên. Thêm hình ảnh, video để nội dung thu hút người xem. Tránh việc nhồi nhét từ khóa, chèn các từ khóa chính lộ liễu dễ gây khó chịu cho người xem.