Ở phần 1 và Phần 2 các bạn đã xem qua 11 tố chất cơ bản giúp tạo nên một tester giỏi.
1. Cân bằng
2. Sự tò mò
4. Nhạy bén
5. Luôn phấn khích khi tìm được bug
6. Thấu hiểu hành vi khách hàng
7. Nhìn tổng thể
8. Sắp xếp thứ tự ưu tiên
9. Khả năng quan sát
10. Sự chính xác
11. Suy nghĩ độc lập
Phần này chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số tố chất quan trọng khác góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân bạn trong lĩnh vực này. Bao gồm:
12. Tập trung:
13. Nhờ hỗ trợ:
14. Nói cùng ngôn ngữ với Developer:
15. Luôn luôn học hỏi:
16. Trung thực – Chính trực – Dũng cảm
-------------------------------------------------------------
12. Tập trung:
Để tìm bug cũng như hiểu được bản chất của bug đòi hỏi sự chuyên tâm nhất định. Một tester giỏi không bỏ sót bug nào tìm thấy dọc đường đi. Tuy nhiên họ sẽ không đào sâu tìm hiểu những bug đó trước khi bug chính được làm rõ.
Để không bị chệch hướng, bạn cần phải có một kế hoạch và bám sát vào. Trước khi tiến hành một lượt kiểm thử hãy dành thời gian để lên kế hoạch trong đó xác định được bạn sẽ phân bổ thời gian kiểm thử thế nào và đừng ra rời mục tiêu là làm cho sản phẩm chất lượng.
13. Nhờ hỗ trợ:
Tester giỏi luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách, luôn biết khi nào cần sự giúp đỡ từ ai và vào khi nào.
Đôi khi bạn muốn tự mình tìm hiểu vấn đề nhưng cũng không muốn lãng phí quá nhiều thời gian. Hãy nói chuyện với quản lý của bạn để định ra đâu là giới hạn thời gian cho việc bạn tự nghiên cứu. Hết thời gian đó bạn sẽ nhờ giúp đỡ.
Hỗ trợ đồng nghiệp là việc phổ biến trong môi trường làm việc, nó giúp cho mọi người gần nhau hơn, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ và hoàn thành công việc tốt hơn. Nếu bạn không bao giờ nhờ ai đó giúp đỡ, có khi đó lại là vấn đề.
14. Nói cùng ngôn ngữ với Developer:
Hãy trò chuyện với Developer để có cái nhìn tổng quát về những thành phần của ứng dụng và hiểu được cách thức họ làm ra nó. Điều quan trọng nhất là bạn có thể tự tin đặt câu hỏi và nêu quan điểm để làm rõ yêu cầu dự án.
Chúng ta luôn biết rằng sẽ không ai có thể giỏi tất cả các khâu được và trên hết chúng ta hiểu được sức mạnh của tinh thần làm việc nhóm. Tuy nhiên việc đó cũng không thể ngăn cản chúng ta tự hoàn thiện bản thân và bổ sung thêm những kỹ năng mới
15. Luôn luôn học hỏi:
- Một Tester giỏi biết được rằng cách duy nhất để họ tiếp tục là một Tester giỏi là không bao giờ ngừng học hỏi. Hãy luôn tự trang bị bổ sung kiến thức cho chính mình.
- Hãy không ngừng học hỏi và đầu tư cho việc nâng cao kiến thức chuyên ngành. Tùy nhu cầu và định hướng phát triển nghề nghiệp, các bạn sẽ chọn cách đầu tư theo cách riêng mình.
16. Trung thực – Chính trực – Dũng cảm
Sự trung thực, chính trực và lòng dũng cảm là nền móng của một Tester giỏi.
- Nếu bạn không trung thực về tình trạng hiện tại của ứng dụng thì hoặc là ứng dụng sẽ không bao giờ được đưa ra thị trường (nếu như bạn cố tình phóng đại về tình trạng tệ hại của ứng dụng) hoặc là bạn sẽ bỏ sót một “rừng bug” cho khách hàng (nếu như bạn cố tình nói giảm về tình trạng tệ hại).
- Sự chính trực có mối quan hệ mật thiết với danh tiếng của bạn, cải thiện điều này sẽ cải thiện điều kia.
- Bạn thể hiện lòng dũng cảm dễ dàng hơn nếu như bạn thật lòng tin rằng bạn đã làm đúng. Tester giỏi luôn sẵn sàng đứng lên tranh luận khi cần thiết nhưng họ cũng biết khi nào nên dừng lại, luôn cảm nhận được tầm quan trọng của từng vấn đề.
Những đặc điểm khác sẽ giúp bạn có thêm lòng dũng cảm để đứng lên tranh đấu khi cần thiết. Sự trung thực, chính trực, lòng dũng cảm là chất xúc tác giúp bạn đạt được những đặc điểm khác nhanh chóng hơn.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tester là cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời đến cho PM và khách hàng.
Nếu thông tin cung cấp bị sai lệch thì công việc kiểm thử coi như vô ích. Nếu bạn thấy thời gian kiểm thử cho sản phẩm quá ít hãy cho PM/BA biết. Nếu bạn cảm thấy không tự tin khi đưa sản phẩm ra thị trường, hãy chia sẻ với BA/PM để trao đổi với khách hàng. Hãy luôn trung thực với những việc mà bạn tin rằng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sản phẩm và dự án.